Case study: Cris kiếm $900/tháng với affiliate marketing mà không tốn chi phí

Đây là bài viết bài viết dưới dạng case study được chia sẻ từ Cris – cá nhân thành công và giàu kinh nghiệm về affiliate marketing.

Cris là ai?

Cris với hơn 3 năm chinh chiến với các mô hình MMO khác nhau, đặc biệt là affiliate marketing. Head of Marketing tại Kiemtiencenter – thực thi nhiều chiến dịch marketing lớn nhỏ.

Từ năm 2018 làm Founder & CEO tại KTcity – nền tảng chia sẻ tri thức chất lượng với hơn 10.000 người dùng.

Nếu bạn muốn học làm affiliate marketing 1 cách bài bản (Từ cơ bản cho đến những kỹ thuật cao hơn), có thể tìm đến khóa học online Cris: Tiếp cận & bắt đầu tạo thu nhập tại nhà với affiliate marketing (Tiếp thị liên kết) của bạn ấy.

 

Xin chào các bạn, mình là Cris, hiện tại mình là CEO tại KTcity.

Phương pháp mà mình muốn đề cập trong bài viết này là free traffic, cụ thể là SEO. Đây là một hướng đi dễ tiếp cận và mang lại một nguồn thu nhập rất khá dành cho mọi người ở các level khác nhau, dù là mới bắt đầu chưa có kỹ năng gì nhiều hay đã có kinh nghiệm.

Đây là case study hành trình mình đã kiếm được $900 ~ 20 triệu/tháng với affiliate marketing (Nền tảng Accesstrade) mà không phải tốn bất kỳ chi phí quảng cáo nào.

Vì là case study nên mình sẽ đi thẳng vào chia sẻ những nội dung trọng tâm của chiến dịch mà mình làm và lược bỏ đi những nội dung mang tính chất cơ bản.

Lưu ý trước khi đọc bài:

Đây là Case Study được viết bởi Cris. Nếu bạn muốn học làm affiliate marketing 1 cách bài bản (Từ cơ bản cho đến những kỹ thuật cao hơn), có thể tìm đến khóa học affiliate online của bạn ấy.

Chọn chiến dịch – Xác định ngách

Mình có biết đến Accesstrade từ trước nhưng chưa tham gia cho đến khi mình có tình cờ tham dự một hội thảo do Accesstrade tổ chức về chủ đề các chiến lược chạy những chiến dịch ở network này.

Buổi hôm đó mình có để ý tới một chiến dịch là FPT Play Box – một thiết bị kết nối với tivi ở nhà để sử dụng các tính năng như một chiếc smart tivi.

Hoa hồng cho chiến dịch này khi ấy là 200.000đ/sale. Thời điểm đó thì chiến dịch này rất hot. Hot vì hoa hồng cao, bán được 1 box thì bạn đã có 200k, bán 10 box thì được 2 triệu.

Đa số mọi người đều có thể làm phép nhân đơn giản, nếu làm tốt, trung bình mỗi ngày bán 3 box, 1 tháng được tầm 90-100 box thì thu nhập đã cán mốc 20 triệu.

Lý do thứ hai chiến dịch này hot là vì xu thế nhà nhà sắm những cái smart tivi box để xem Youtube, chơi game, nghe nhạc rất nhiều.

Điều này được kiểm chứng qua việc nghiên cứu từ khóa về lượng quan tâm của thị trường về smart tivi box.

Khi xác định được đây là cơ hội, thì mình bắt tay vào làm luôn.

Qua các kiến thức mà mình tích luỹ, mình xác định ngay từ đầu là phải chọn một ngách cho website để phát triển, chứ không làm lan man.

Ngách mình chọn là các thiết bị smart tivi box. Mình đã tính kỹ lúc đó, mình làm ngách smart tivi box trước để phục vụ cho việc chạy chiến dịch fpt play box.

Khi ngách này có thu nhập rồi thì mình sẽ scale sang các ngách khác liên quan như là tivi, tai nghe hoặc xa hơn nữa là các thiết bị đồ dùng trong gia đình, đó là hướng đi về lâu dài của website mình.

Nghiên cứu từ khóa

Quay lại với ngách smart tivi box. Mình sử dụng công cụ Google Keyword Planner (GKP) để nghiên cứu từ khóa và viết bài.

Tips: Bạn cần phải nạp 1 ít tiền vào chạy Google Ads (tầm 100-200k) để GKP hiển thị chính xác số lượng tìm kiếm hàng tháng của các từ khóa, nếu không thì GKP chỉ hiện thị trong khoảng thôi, ví dụ 100-1000, như vậy sẽ rất khó để bạn xác định chính xác nhu cầu tìm kiếm từ khóa đó có cao hay không (100 và 1000 chênh lệch nhau rất lớn!).

Mình chia từ các từ khóa ra làm hai loại chính:

  • Loại thứ nhất là buyer keyword (từ khoá mua hàng): là những từ khóa mà khách hàng đang ở rất gần với bước mua hàng.

Ví dụ: đánh giá fpt play box, mua fpt play box ở đâu, có nên mua fpt play box không

  • Loại thứ hai là information keyword (từ khoá thông tin): là những từ khóa mà khách hàng đang muốn tìm hiểu thêm thông tin chứ chưa hoặc không có ý định mua hàng

Ví dụ: smart tivi box là gì, ứng dụng cho smart tivi box, nên mua smart tivi hay tivi box

Lên kế hoạch nội dung

Sau khi đã chọn được bộ từ khóa rồi thì mình bắt đầu chuẩn bị viết bài.

Các bài viết của mình sẽ xen kỹ giữa bài viết về buyer keyword và bài viết về information keyword.

Những bài nào về information keyword thì mình cố gắng sẽ dẫn internal link (liên kết nội bộ) sang các bài buyer keyword để khách hàng mua hàng.

Ví dụ khi viết bài cho từ khóa “smart tivi box là gì” thì mình sẽ có nhắc tới một thiết bị smart tivi box đang được nhiều người quan tâm hiện nay đó là FPT Play Box, rồi mình dẫn sang bài đánh giá FPT Play Box để khách hàng sang đọc.

Đối với các bài viết dành cho các buyer keyword thì mối quan tâm của khách hàng đã sẵn có rồi, việc của mình là xây dựng nội dung đầy đủ và thuyết phục để khách hàng quyết định mua sản phẩm.

Khi xây dựng format các bài viết trên website thì mình áp dụng những dạng bài viết như sau:

  • Buying Guide: bài viết hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm theo từng bước. Ví dụ: Hướng dẫn chọn mua smart tivi box với 5 bước.
  • Review: bài viết review đánh giá chi tiết về một sản phẩm cụ thể mà khách hàng quan tâm. Ví dụ: Đánh giá chi tiết FPT Play Box? Có nên mua FPT Play Box không?
  • So sánh: bài viết so sánh giữa nhiều thiết bị với nhau để giúp khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp. Ví dụ: So sánh FPT Play Box, VNPT Smart Box 2 và XMIO Viettel.
  • Top list: bài viết đưa ra top các sản phẩm trong tốt nhất để khách hàng chọn mua. Ví dụ: Top 3 tivi box đáng mua nhất ở thời điểm trong năm 20XX

Phân tích đối thủ

Đối với phần chuẩn bị nội dung bài viết mình còn nghiên cứu các đối thủ trong top 10 cho một từ khóa cụ thể.

Mình xem đối thủ viết thế nào, hình ảnh nội dung ra sao, website có gì hay, nói chung là mình nghiên cứu từ A-Z luôn.

Làm vậy có tác dụng gì? Mình sẽ biết được một bài viết có chất lượng thế nào mà được Google đưa lên top, từ đó mình làm cho bài viết của mình tốt hơn tất cả đối thủ cả về nội dung, cách trình bày, hình ảnh.

Khi nghiên cứu đối thủ thì mình có sử dụng thêm công cụ Ahrefs nữa.

Onpage SEO

Mình tập trung đến hơn 70% thời gian để làm SEO On-page. SEO On-page có liên quan mật thiết đến trải nghiệm của người dùng trên website. Khi làm SEO thì trải nghiệm người dùng là yếu tố mình đặt lên hàng đầu.

Bản chất của Google đó là cung cấp những thông tin mà nó đánh giá là tốt nhất đối với 1 truy vấn tìm kiếm thông tin của người dùng, nói ngắn gọn là Google luôn cố gắng mang đến những gì tốt nhất cho người dùng.

Bất cứ bài viết nào mình đều thực hiện tất cả những việc sau:

(Mình lấy ví dụ mình đang viết bài cho từ khóa “smart tivi box là gì?”)

  • Tiêu đề bài viết phải có chứa từ khóa chính. Ví dụ: Smart tivi box là gì?Có những tính năng giải trí nào?
  • URL bài viết phải có chứa từ khoá chính và ở dạng gạch nối. Ví dụ: abc.com/smart-tivi-box-la-gi
  • Đoạn đầu tiên trong bài phải có từ khóa chính
  • Mỗi đoạn chỉ gồm 1-3 câu. Nếu viết 1 đoạn quá dài thì người đọc sẽ thấy rất nhức mắt -> trải nghiệm người dùng kém -> người dùng không đọc nữa thoát ra -> Google không cho bạn lên hạng.
  • Tốc độ trải trang. Tốc độ tải trang chậm cũng sẽ làm người dùng thoát ra.
  • Hình ảnh phải đẹp, rõ nét. Tất cả ảnh đều có tên cũng như thẻ alt text được tối ưu theo từ khóa chính.
  • Sử dụng internal links và external links cho tất cả bài viết.
  • Tối ưu giao diện website sao cho tinh gọn, dễ đọc. Website lộn xộn quá thì người ta cũng không có cảm tình

Offpage SEO

Dưới 30% thời gian còn lại để làm SEO Off-page thì mình có sử dụng công dụng Ahrefs, vào hết tất cả website đối thủ xem họ có những backlinks nào, từ các domains nào thì mình sẽ cố gắng tạo các backlinks từ những domains đó.

Mình cố gắng gia tăng số Refferring Domains chứ không đi quá nhiều backlinks trên 1 domain. Khi chọn domain để đi backlink thì mình chỉ ưu tiên domain có DR > 70, sau đó hạ thấp xuống dần, nhưng không dưới thấp hơn 40.

Tốc độ đi backlink của mình cũng vừa phải, mỗi cách ngày thì đi vài ba cái chứ không đi quá nhiều trong 1 thời gian ngắn, dễ bị Google cho ra đảo lắm.

Kết quả sau 5 tháng

Sau khi áp dụng các chiến lược trên thì từ ngày bắt đầu với chiến dịch FPT Play Box cho tới tháng thứ 5 thì mình đã về nhất trong cuộc đua top chiến dịch này tại Accesstrade khi là người bán được nhiều sản phẩm nhất trong 1 tháng.

Thông báo giải Nhất từ Accesstrade:

Email thông báo của chị Affiliate Manager bên Accesstrade:

Doanh thu trong tháng của mình, đây là doanh thu mình lọc theo chiến dịch FPT Play Box chứ không phải doanh thu tổng.

Mà chỉ có hoa hồng phát sinh (tổng số hoa hồng mình tạo ra), hoa hồng tạm duyệt (số tiền mình thực nhận), hoa hồng đã huỷ (hoa hồng của các đơn hàng bị huỷ).

Còn đây là hoa hồng tổng:

Lời Kết

Mình thích affiliate marketing nhưng phải là những hình thức bền vững & lâu dài, có giá trị cho khách hàng, và mình còn triển khai nhiều campaign affiliate ở nhiều nền tảng khác nhau nữa mà không tiện share nhiều.

Nếu bạn là 1 newbie chính hiệu thì bài viết này dành cho bạn, còn nếu bạn đã làm nhưng chưa có kết quả hoặc kết quả chưa cao thì cũng nên đọc bài viết này, chúc bạn mau sớm có được kết quả tốt !

Nhắc bạn kẻo quên:

Nếu bạn muốn có 1 lộ trình cơ bản đến nâng cao với affiliate marketing thì tham khảo qua khóa affiliate của Cris. Tại đây bạn sẽ được học từ bạn ấy nhiều hơn.

Nguồn: Case Study được viết bởi Cris

Rate this post
(Đã xem 1.356 lần, 1 lượt xem hôm nay)

Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *